Dán sứ Veneer là gì?
Dán sứ Veneer hiện đang là phương pháp nha khoa thẩm mỹ phổ biến được rất nhiều người dùng lựa chọn hiện nay. Mặt dán sứ Veneer có độ dày trung bình từ 0,3mm đến 0,6mm, cộng thêm đặc điểm là ít mài mòn nên răng thật của bạn sẽ được bảo tồn tối đa và không cần đến tiến hành điều trị tủy. Bên cạnh đó răng sứ Veneer còn có sự ổn định cao và độ chịu lực rất tốt, khách hàng có thể ăn nhai như răng thật mà không cần lo lắng bất cứ điều gì.
Đặc tính kỹ thuật
Cấu tạo: Răng sứ Veneer là lớp sứ mỏng được tạo nên từ các dòng sứ nguyên chất. Hiện nay ở Việt Nam có hai loại sứ thông dụng thường được sử dụng để chế tác Veneer là sứ Emax (bắt nguồn từ Đức) và dòng sứ Lisi (của Nhật).
Độ dày: Sứ Veneer được chế tạo từ máy siêu âm từ và điêu khắc bằng máy laser do đó độ dày của răng sứ Veneer chỉ nằm trong khoảng từ 0,3 – 0,6 mm, tương đương với độ dày của mặt kính áp tròng.
Độ cứng: Tuy mỏng manh là vậy nhưng mặt dán Veneer lại có độ cứng rất cao, thường là 360 Mpa và lớn hơn hẳn độ cứng trung bình của men răng (200 – 300 Mpa).
Ưu điểm nổi bật
Hiện nay, dán sứ Veneer không chỉ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn được ứng dụng rộng rãi tại các nước phát triển như: Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
Theo các chuyên gia nha khoa, lý do răng sứ Veneer được hàng nghìn khách hàng trên thế giới lựa chọn là bởi:
- Khi sử dụng phương pháp dán sứ Veneer, khách hàng sẽ hạn chế được tối đa việc mài răng khi thẩm mỹ. Từ đó tránh được tình trạng ê buốt hay các vấn đề liên quan tới tổn thương tủy răng.
- Ngoài việc giúp tái tạo hình thể răng một cách tối ưu, công nghệ sứ Veneer còn giúp khách hàng thay đổi màu sắc răng theo ý thích, từ độ trắng – trong cho tới sáng bóng không khác gì răng thật.
- Giúp khách hàng tiết kiệm thời gian thẩm mỹ răng sứ nhờ rút ngắn được quá trình sửa soạn cùi răng.
- Một ưu điểm vô cùng quan trọng khác của mặt dán sứ Veneer là sự an toàn dành cho người sử dụng vì đây là dòng sứ có tính tương hợp sinh học cao, kháng khuẩn tốt và không hôi miệng.
6 trường hợp được khuyên nên làm răng sứ Veneer
1. Răng thưa nhỏ: Khi đó miếng dán sứ sẽ được thiết kế với kich thước lớn hơn răng thật để che đi những khe thưa. Phương pháp này rất phù hợp với các đối tượng sở hữu hàm răng có khe thưa <2mm, răng ban đầu có hình thể nhỏ hoặc bình thường.
2. Với các trường hợp răng bị dị dạng, mọc chen chúc ở cấp độ nhẹ thì công nghệ dán sứ Veneer sẽ giúp điều chỉnh lại hình dáng răng, giúp răng thẳng và đều hơn.
3. Nếu hàm răng của bạn bị xỉn màu do tuổi tác, chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học hay các tình trạng bị nhiễm Fluor, nhiễm Tetracycline không thể sử dụng phương pháp tẩy trắng răng thì lúc này dán sứ Veneer sẽ phát huy tác dụng rất lớn, giúp bạn cải thiện màu sắc của hàm răng một cách tự nhiên nhất.
4. Nếu rơi vào tình trạng bị thiểu sản men gây xỉn màu răng, xuất hiện đốm lỗ chỗ trên bề mặt răng thì mặt dán sứ Veneer sẽ giúp bạn khắc phục hữu hiệu tình trạng này.
5. Trong các tình huống răng sâu kẽ khó hàn trám răng hoặc răng bị sứt mẻ rìa (diện tích sứt mẻ nhỏ hơn 1/3 so với bề mặt thân răng) thì các nha sĩ cũng sẽ khuyên bạn bọc răng sứ Veneer.
6. Ngoài ra, sứ Veneer còn được áp dụng cho những khách hàng sau chỉnh nha muốn thay đổi hình thể, màu sắc của răng để có nụ cười rạng ngời và tươi trẻ hơn.
5 trường hợp được khuyên không nên làm làm dán sứ Veneer
Mặc dù có những ưu điểm vượt bậc nhưng công nghệ dán sứ Veneer cũng có một vài hạn chế nhất định, một trong số đó chính là không thể áp dụng cho mọi trường hợp cần phục hình răng thẩm mỹ.
Theo các chuyên gia nha khoa, nếu rơi vào các trường hợp sau đây bạn không hoặc chưa nên vội vàng sử dụng mặt dán sứ Veneer:
1. Răng lệch lạc nhiều, khe thưa lớn. Lúc này nếu muốn thực hiện dán sứ Veneer bạn cần tiến hành chỉnh nha trước.
2. Các trường hợp sai lệch khớp cắn nghiêm trọng (khớp cắn ngược, khớp cắn đối đầu, khớp cắn chéo), khi đó nếu dán sứ Veneer sẽ không mang lại kết quả khả quan.
3. Men răng quá yếu, răng bị mòn mặt nhai, răng sâu, vỡ lớn cũng được khuyên không nên sử dụng mặt dán sứ Veneer.
4. Các đối tượng đang mắc các bệnh lý viêm quanh răng khi đó cần điều trị khỏi, sau đó các nha sĩ sẽ đánh giá mức độ tụt lợi mới có thể đưa ra quyết định có nên dán sứ Veneer hay không.
5. Ngoài ra, nếu có thói quen ngủ hay nghiến răng, dễ gây ra nguy cơ nứt vỡ mặt dán sứ thì bạn cũng không nên sử dụng phương pháp này.
Quy trình dán sứ Veneer
Bước 1: Chuyên gia thăm khám và tư vấn.
- Các chuyên gia của Nha khoa Thanh Tùng thăm khám tổng quát về tình trạng răng miệng của khách hàng.
- Kiểm tra xem khách hàng có mắc các bệnh lý về răng như: Viêm nha chu, sâu răng, hỏng tủy … để đưa ra giải pháp điều trị trước khi tiến hành làm răng sứ.
- Tùy thuộc vào tình trạng răng và khuôn miệng cười của khách hàng mà chuyên gia sẽ tư vấn về phương pháp làm răng sứ, loại sứ và dáng răng, màu sắc răng phù hợp với từng khách hàng.
Bước 2: Điều trị bệnh lý về răng( nếu có) và vệ sinh răng miệng.
- Nếu khách hàng mắc những bệnh lý về răng miệng thì tiến hành điều trị trước khi dán Veneer.
- Làm sạch các mảng bám và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Bước 3: Gây tê và điều chỉnh răng 2 hàm.
- Bác sĩ sẽ tiến hành test thử thuốc tê cho khách hàng trước khi tiến hành gây tê cục bộ để giảm bớt tình trạng đau nhức cho khách hàng khi tiến hành điều chỉnh cùi răng.
Bước 4: Lấy dấu răng đã điều chỉnh và lắp răng tạm.
- Bác sĩ tiến hành điều chỉnh cùi răng 2 hàm, sau đó lấy mẫu răng sứ bằng Silicon gửi về Labo để thiết kế và tạo hình miếng dán Veneer.
- Sau đó tiến hành lắp răng tạm dựa trên mẫu khuôn răng thật, khách hàng có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
Bước 5: Hoàn thiện và điều chỉnh khớp cắn.
1. Sau 2 ngày khách hàng quay lại hoàn thiện răng sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng thể độ khít sát giữa các răng và kiểm tra khớp cắn.
2. Sau khi hoàn tất quy trình lắp răng sứ thì sẽ hẹn lịch tái khám với khách hàng.